CHUYÊN MỤC “MỖI TUẦN MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG” – GIỚI THIỆU TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO CHU VĂN AN

Lượt xem:

Đọc bài viết

Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Hướng đến kỷ niệm 82 năm ngày Nhà giáo Việt Nam(20/11/1982- 22/11/2024) trong chương trình phát thanh tuần này Măng non kính mời quí thầy cô và các bạn đến với chuyên mục “Mỗi tuần một tấm gương sáng”. Tấm gương mà hôm nay Măng non muốn giới thiệu là tấm gương của một người thầy mẫu mực mà dường như đã là người Việt Nam thì ai ai cũng biết đến.
Các bạn biết không?! Đến thời điểm hiện tại, UNESCO vinh danh 7 nhân tài đất Việt là danh nhân văn hóa thế giới bao gồm: Nguyễn Trãi (1980), Hồ Chí Minh (1990), Nguyễn Du (2015), Chu Văn An (2019), Nguyễn Đình Chiểu (2021), Hồ Xuân Hương (2021) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2023).
Trong danh sách 7 nhân vật được UNESCO vinh danh là danh nhân thế giới có sự góp mặt của anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, Đại thi hào dân tộc cho đến nhà thơ lớn. Trong danh sách 7 danh nhân trên, có 1 người được mệnh danh là “Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc. Đó chính là Chu Văn An (1292-1370), ông tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, nguyên quán ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đây là nhân vật được đánh giá là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam khi đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học. Đáng nói, triết lý giáo dục của Chu Văn An vô cùng nhân văn khi không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với việc thực hành, cũng như học suốt đời để biết, làm việc và học cống hiến cho xã hội. Tư tưởng này ở thời điểm đó là vô cùng vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay. Chính vì vậy mà tư tưởng của ông đã ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam thậm chí là góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Cũng chính về những giá trị vượt tầm thời đại và quốc gia này mà Chu Văn An được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới!
Sinh thời ông là người chính trực, không màng danh lợi, dù đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ) vào đời Trần Minh Tông (1314-1329) ông không làm quan mà về quê mở trường dạy học mang tên Huỳnh Cung. Ông có rất nhiều môn đệ thành đạt và quan lớn như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát (điều đỗ Tiến sĩ và làm đến chức Hành khiển trong triều Trần). Môn đệ của Chu Văn An không chỉ được dạy chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử.
Tư cách cùng tiếng tăm uy tín của Chu Văn An lớn đến mức vuaTrần Minh Tông đã cho mời ông đến Thăng Long giữ chức Tư nghiệp(tức Hiệu trưởng) tại Quốc Tử Giám để dạy học cho các Hoàng Tử(trong đó có Hoàng Tử Trần Hiển Tông sau này là vua trị vì từ năm 1392 đến năm 1341). Đáng nói, Chu Văn An vô cùng khác biệt với các văn sĩ thời bấy giờ khi ông chọn nghề giáo nhưng không sống lẩn tránh , quay lung với cuộc đời. Chu Văn An có ý thức của một tri thức Nho giáo rất rõ rang và chọn con đường riêng của mình là daỵ học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Với những giá trị đó, nhân cách của nhà giáo Chu Văn An đã được lưu truyền trong sử sách Việt Nam từ đời này sang đời khác. Để tưởng nhớ đạo đức cũng như sự nghiệp của Chu Văn An, nhiều nơi trong nước đều có di tích thờ phụn ông như: đền Phượng Sơn đền Thanh Liệt, đền Huynh Cung, đền Văn Điền ở Chí Linh- Hải Dương…Thậm chí ở Hà Nội tên của ông được đặt cho 1 đường phố và 1 trường trung học nổi tiếng là Trường Trung học phổ thông Chu Văn An.
Chuyên mục giới thiệu tấm gương sáng chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đến đây xin được khép lại. Kính chúc thầy cô giáo và các bạn học sinh đón tuần học mới thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc!
Xin hẹn gặp lại ở chuyên mục này lần sau!